Câu hỏi chung

 
1. MISA Lending là gì?
MISA Lending là nền tảng trung gian, kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) gặp khó khăn vay vốn với mạng lưới các đối tác tài chính uy tín hàng đầu Việt Nam.
 
2. Đối tác cho vay của MISA là gì?
Đối tác cho vay của MISA là các ngân hàng, tổ chức tín dụng uy tín tại Việt Nam có hoạt động hợp tác với MISA để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các gói vay nhanh chóng và thuận tiện.
 
3. MISA Lending hoạt động như thế nào?
Sau khi khách hàng đồng ý cho phép, MISA Lending sẽ tiến hành sơ lọc doanh nghiệp dựa trên dữ liệu mà doanh nghiệp cung cấp trên các sản phẩm của MISA. Từ đó giới thiệu các gói vay của Đối tác cho vay phù hợp cho doanh nghiệp.
 
4. Đối tác cho vay của MISA lựa chọn doanh nghiệp cho vay dựa trên tiêu chí nào?
MISA Lending sẽ không trực tiếp thẩm định & cho vay doanh nghiệp. Đối tác cho vay của MISA Lending sẽ thực hiện thẩm định, dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm nhưng không giới hạn:
1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Lịch sử tín dụng của doanh nghiệp.
 
5. Thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp có được bảo vệ khi sử dụng MISA Lending không?
Có. Thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ & tuân thủ theo “Thỏa thuận sử dụng dịch vụ & Chính sách bảo vệ quyền riêng tư” của MISA Lending.
 
6. Doanh nghiệp có mất phí giao dịch trung gian khi vay trên MISA Lending không?
Hiện nay chúng tôi đang miễn phí hoàn toàn chi phí khi doanh nghiệp sử dụng nền tảng MISA Lending.

Xác định nhu cầu vay vốn

 
1. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn thì MISA Lending có thể đáp ứng được không?
Gói vay qua MISA Lending có hạn mức lên tới 3 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ cho nhiều gói vay cùng lúc để đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của mình.

Lựa chọn gói vay

 
1. Trên MISA Lending có những gói vay nào?
MISA Lending làm việc với nhiều đối tác để cung cấp các gói vay đa dạng, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Vay món tín chấp, Vay hạn mức, Vay hóa đơn,…. Dựa vào tình hình tài chính của mình, doanh nghiệp sẽ được đề xuất, gợi ý các gói vay phù hợp.

Đăng ký vay vốn

 
1. Quy trình chung để vay vốn trên MISA Lending như thế nào?
Quy trình vay vốn trên MISA Lending được số hóa 100% và thực hiện ngay trên các phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng như: MISA meInvoice, AMIS Kế toán,…. Quy trình rất đơn giản và thực hiện nhanh trong 5 phút:
Bước 1. Nộp hồ sơ vay vốn.
Bước 2. Chờ ngân hàng thẩm định, phê duyệt khoản vay.
Bước 3. Ký hợp đồng.
 
2. Số tiền doanh nghiệp có thể vay tối đa trên MISA Lending là bao nhiêu?
Số tiền được vay sẽ được tính toán dựa trên tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay trên MISA Lending đang hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với hạn mức lên tới 3 tỷ đồng.
 
3. Vay vốn có cần tài sản đảm bảo không?
Không. 100% các gói vay qua MISA Lending là tín chấp không yêu cầu tài sản đảm bảo.
 
4. Trên MISA Lending có hiển thị các thông tin về lãi suất, ngân hàng/tổ chức tài chính của gói vay không?
Có. MISA Lending sẽ hiển thị đầy đủ thông tin gói vay bao gồm: số tiền được vay, lãi suất, đối tác cho vay, kỳ hạn vay để doanh nghiệp lựa chọn.
 
5. Nếu được đề xuất nhiều gói vay, doanh nghiệp của tôi nên lựa chọn gói vay nào?
Dựa vào tình hình của doanh nghiệp, MISA Lending sẽ đề xuất các gói vay phù hợp nhất. Danh sách này sẽ được đề xuất theo thứ tự ưu tiên, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn gói vay tốt nhất cho mình.
 
6. Quy trình nộp hồ sơ vay vốn trên MISA Lending có bao nhiêu bước?
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ vay vốn ngay trên phần mềm đang sử dụng như: MISA meInvoice, AMIS Kế toán,… chỉ trong vòng 2 phút với hầu hết thông tin được điền sẵn từ hệ thống, chỉ cần xác nhận lại.
Quy trình bao gồm 3 bước:
Bước 1: Khai báo thông tin doanh nghiệp
Bước 2: Khai báo thông tin người đại diện
Bước 3: Xác nhận thông tin và gửi hồ sơ
 
7. Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ gì?
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp sẽ tùy thuộc vào gói vay và tổ chức cho vay doanh nghiệp đang thực hiện vay vốn, thường bao gồm các hồ sơ sau:
1. Hồ sơ pháp lý
2. Hồ sơ tài chính
3. Hồ sơ vay vốn
4. Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
 
8. Sau khi nộp hồ sơ Online, doanh nghiệp có cần bổ sung thêm giấy tờ gì nữa không?
Có. Hiện nay, tùy thuộc vào gói vay, đối tác cho vay đã lựa chọn; doanh nghiệp sẽ cần cung cấp thêm một số giấy tờ bản cứng nếu được yêu cầu. Trong tương lai, MISA Lending sẽ số hóa 100% quy trình gửi tài liệu, tạo sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian khi thực hiện thủ tục vay cho doanh nghiệp.
 
9. Nếu có vấn đề cần xử lý, doanh nghiệp sẽ liên hệ qua kênh nào để hỗ trợ?
Vui lòng tham khảo tại FAQs hoặc liên hệ trực tiếp Hotline 0903.475.058.
 
10. Thời gian chờ phê duyệt kéo dài bao lâu?
Hồ sơ sẽ được phê duyệt trong vòng 1 ngày làm việc.
 
11. Nếu hồ sơ vay vốn bị từ chối ngay từ lần đầu nộp, doanh nghiệp thực hiện nộp lại hồ sơ được ko?
Không. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện chọn một gói vay khác trong danh sách đề xuất và nộp hồ sơ.
 
12. Kích hoạt là gì? Giải ngân là gì?
1. Đối với hình thức vay hạn mức thì đối tác tài chính sẽ thực hiện kích hoạt hạn mức cho doanh nghiệp.
2. Đối với hình thức vay món thì đối tác tài chính sẽ thực hiện giải ngân (chuyển tiền vào tài khoản) cho doanh nghiệp.

Quá trình giải ngân/kích hoạt gói vay

 
1. Sau khi hồ sơ được duyệt, bao lâu doanh nghiệp sẽ nhận được hợp đồng?
Thời gian nhận hồ sơ sẽ tùy thuộc theo từng tổ chức cho vay, thường khách hàng sẽ nhận được ngay trong ngày hồ sơ được duyệt.
 
2. Hợp đồng này yêu cầu ký số hay ký tay trực tiếp?
Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước về hợp đồng vay vốn, hợp đồng tín dụng vẫn yêu cầu ký trực tiếp bởi khách hàng.
 
3. Thời gian để được nhận giải ngân là bao lâu?
Thời gian nhận giải ngân/kích hoạt hạn mức sẽ tùy thuộc vào từng đối tác cho vay, tuy nhiên thường trong vòng 1 ngày kể từ lúc hợp đồng được ký.
 
4. Cách thức nhận giải ngân như thế nào?
Đối với gói vay món, doanh nghiệp sẽ nhận được giải ngân qua tài khoản ngân hàng.
Đối với gói vay thấu chi, doanh nghiệp sẽ được sử dụng hạn mức ngay mà không cần phải giải ngân.
 
5. Doanh nghiệp được giải ngân toàn bộ hay một phần? Cụ thể ra sao?
Dựa vào gói vay được lựa chọn và nhu cầu của doanh nghiệp, khoản vay sẽ được giải ngân một phần hoặc toàn bộ.
 
6. Kỳ trả nợ là gì?
Là khoảng thời gian/tần suất mà doanh nghiệp phải trả lãi/ gốc.
 
7. Đến kỳ, doanh nghiệp thanh toán khoản vay như thế nào?
Hiện tại, doanh nghiệp sẽ thanh toán khoản vay trực tiếp với ngân hàng, thông qua các tài khoản được chỉ định.
 
8. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán thì sao?
Chúng tôi không mong muốn việc này xảy ra. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp rơi vào trường hợp này sẽ bị tính phí quá hạn và ảnh hưởng đến khả năng có thể vay vốn trong tương lai.
 
9. Quá hạn mà doanh nghiệp chưa kịp thanh toán khoản vay thì có bị phạt không?
Thông thường tiền phí quá hạn sẽ được tính theo quy định của đối tác trong lịch thanh toán gần nhất.