Trang chủ Blog Doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay vốn thành công nhất định...

Doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay vốn thành công nhất định không nên bỏ qua 4 tuyệt chiêu này

134

 

 

Cuối năm là thời điểm doanh nghiệp cần bổ sung vốn để mở rộng sản xuất cũng như chuẩn bị cho các kế hoạch kinh doanh. Vay vốn qua ngân hàng chính là hình thức huy động vốn phổ biến nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng.

Để ngân hàng đồng ý với yêu cầu vay vốn, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy trình đăng ký khoản vay của ngân hàng. Từ đó có sự chuẩn bị thật kỹ khi tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính và gia tăng cơ hội vay thành công.

Dưới đây là bí quyết vay vốn thành công mà MISA Lending đã tổng hợp lại:

1. Doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích vay vốn 

Trước khi đăng ký vay vốn, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục đích vay vốn ban đầu. Căn cứ vào mục đích vay, doanh nghiệp có thể lựa chọn được hình thức vay, thời hạn khoản vay cho phù hợp.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp cần vay để mua nhà xưởng, máy móc mở rộng quy mô sản xuất thì gói vay phù hợp sẽ là vay trung hạn và dài hạn. Còn đối với mục đích vay là để thanh toán tiền lương, hóa đơn, tiền bảo hiểm cho nhân viên thì hình thức vay phù hợp sẽ là vay ngắn hạn.

 

2. Lịch sử tín dụng tốt sẽ là một lợi thế

Tại Việt Nam, ngân hàng sẽ tham khảo các thông tin về tín dụng của doanh nghiệp gồm: lịch sử tín dụng, thông tin về nợ xấu, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Những thông tin được cung cấp bởi CIC – Trung tâm thông tin ứng dụng thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Một báo cáo về thông tin tín dụng của một doanh nghiệp thường sẽ bao gồm các mục sau:

  • Tất cả các giao dịch tín dụng của doanh nghiệp
  • Tình hình trả nợ trong vòng 12 tháng gần nhất
  • Thông tin mặc định hoặc có thể kiểm tra thời gian thông tin được tải lên CIC

3. Chứng minh khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Trước khi phê duyệt hồ sơ vay của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ xác định những nguồn tài sản hiện hữu của doanh nghiệp để thẩm định xem doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ không. Bên cạnh đó, các yếu tố về dòng tiền hỗ trợ cho các khoản phí, cam kết trả nợ cũng sẽ được ngân hàng chú ý tới. Dòng tiền thu vào càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ đúng hạn và chi trả các chi phí phát sinh.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ “để mắt” tới tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Kế toán cần chuẩn bị một bản báo cáo tài chính đầy đủ để tránh trường hợp vội vàng vào phút cuối khi chuẩn bị hồ sơ vay của mình.

 

4. Tận dụng tài sản thế chấp nếu được yêu cầu

Với ngân hàng thì tài sản thế chấp là một hình thức đảm bảo cho việc chi trả nợ của doanh nghiệp khi có bất kỳ rủi ro nào xảy ra. Tài sản thế chấp càng có giá trị thì mức độ rủi ro cho ngân hàng càng ít. Hiện nay, các ngân hàng thương mại có thể cho vay với số tiền lên tới 80% giá trị của tài sản thế chấp. Các tài sản thế chấp doanh nghiệp thường sử dụng là

  • Bất động sản: Nhà xưởng, văn phòng công ty;
  • Trang thiết bị, máy móc, tài sản cố định;
  • Hàng hóa lưu kho hoặc hóa đơn đầu ra chưa thanh toán (quyền đòi nợ)…

Sử dụng vốn vay từ ngân hàng là một lựa chọn hiệu quả giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua các giới hạn về nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Muốn vay vốn thành công, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ hồ sơ; đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và tiêu chí mà ngân hàng yêu cầu.

Nếu doanh nghiệp không có tài sản thế chấp nhưng vẫn muốn đăng ký vay vốn từ ngân hàng, tham khảo ngay các giải pháp hỗ trợ tài chính trên MISA Lending – nền tảng kết nối vay vốn tín chấp cho doanh nghiệp.